Ngày nay việc lắp đặt kho lạnh bảo quản có tính ứng dụng cao trong các ngành thực phẩm, dược phẩm, thủy hải sản, nông sản… Tuy nhiên việc thiết kế và lắp đặt phải đảm bảo yêu cầu về nhiệt độ chuẩn, độ ẩm cũng như yếu tố bên ngoài không tác động tới sản phẩm. Để làm được điều này chúng ta cần thực hiện quy trình thi công kho lạnh đúng tiêu chuẩn mà Cơ Điện Lạnh Bắc Ninh chia sẻ dưới đây.
Chuẩn bị địa điểm, mặt bằng nền của kho đông lạnh
Đầu tiên chúng ta cần dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng nơi thi công. Kiểm tra mặt phẳng của nền kho lạnh bằng công cụ đo đạc chuyên dụng. Sau đó tiến hành sửa chữa các vị trí có độ cao thấp sai lệch lớn hơn 5mm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp khung Panel. Trên thực tế, thời gian bảo quản hàng hóa trong kho lạnh thường rất dài. Khi nhiệt độ lạnh truyền xuống, dưới nền đất sẽ đọng lại các giọt nước li ti.
Nếu tích tụ lâu ngày có thể làm mất mỹ quan công trình và phá vỡ hệ số dẫn nhiệt của vật liệu cách nhiệt. Do đó trước khi thi công kho lạnh chúng ta cần xây dựng con lươn nền tạo khoảng trống ở giữa tấm cách nhiệt với mặt đất hoặc có thể dùng khung đỡ. Con lươn thông gió đổ bằng bê tông hay làm bằng gạch thẻ có chiều cao khoảng 100 mm – 200 mm.
Tiến hành lắp đặt vỏ ngoài cho kho lạnh
Hệ thống treo trần
Panel trần kho lạnh thường được kết cấu bằng các thanh thép tròn phi 34 và phi 27 hàn lại với nhau để tạo nên khung dầm bê tông. Nó được đặt lên khung dàn treo trần của công trình. Khi lắp đặt đơn vị thi công phải kiểm tra về độ chắc chắn, độ cao của khung đã phù hợp với độ cao phủ bì của kho lạnh hay chưa. Đồng thời, các vị trí cần treo móc, treo trần cũng phải đúng theo bản thiết kế.
Lắp đặt Panel kho lạnh
Panel trong kho lạnh là các tấm phiên cách nhiệt dạng PU. Vật liệu này được phun lớp mạ đồng đều và kết dính 2 mặt bằng Tole chống gỉ ColorBond. Thông thường, Panel Pu sử dụng kho âm sâu và Panel EPS dùng cho kho dương. Lắp đặt Panel phải đảm bảo 3 liên kết chính trong kho: tường-trần, tường- tường, tường- nền. Ngoài ra chúng ta cần lưu ý những điều sau:
- Thi công Panel tường và Panel trần cùng lúc.
- Những thanh hình V tole phải bắn rivet cố định vị trí mặt trong và mặt ngoài của các mối ghép. Như vậy mới có thể đảm bảo liên kết chặt chẽ các tấm Panel tường – trần.
- Mật độ khe hở giữa 2 tấm Panel chuẩn nhất là 3-5mm. Đồng thời cần thiết kế sao cho các bộ khoá Camlock âm (-) và dương (+) siết chặt với nhau.
Tiến hành lắp đặt cửa kho đông lạnh
Thực tế cửa kho lạnh gồm có 2 loại đó là cửa bản lề và cửa trượt. Chúng sẽ phù hợp với từng không gian và nhu cầu sử dụng của mỗi đơn vị sản xuất, chế biến.
Cửa bản lề kho lạnh
Các khóa, bản lề khi lắp phải chắc chắn bền vững. Gioăng lạnh yêu cầu có độ kín khít tuyệt đối để không thoát hơi ra bên ngoài. Bên cạnh đó hệ thống cửa cũng cần đảm bảo việc đóng vào, mở ra dễ dàng và thuận tiện nhất, không được lệch. Nhờ vậy thiết bị trợ sưởi luôn trong trạng thái hoạt động ổn định nhất khi kho lạnh đang vận hành.
Cửa trượt cách nhiệt kho lạnh
Đối với cửa trượt phải có cơ cấu vững chắc, trượt qua lại nhẹ nhàng và hạn chế tối đa tiếng ồn. Hơn nữa cánh tay đẩy có độ bền cao, chắc chắn. Thiết bị trợ sưởi hoạt động tốt để góp phần bảo quản sản phẩm hiệu quả và mang đến sự an toàn cho đội ngũ nhân công làm việc trong kho.
Lắp đặt hệ thống dàn ngưng cho kho lạnh
Khi thi công kho lạnh Bắc Ninh hoặc bất kỳ tỉnh thành, khu vực nào trên cả nước, đơn vị lắp đặt cũng phải tuân thủ yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống dàn ngưng. Theo đó, cụm máy cần phải được để trên giàn khung sắt hoặc móng bê tông cao từ 150m trở lên. Khung hoặc nền móng đều có rãnh thoát nước để tránh tình trạng máy móc bị hư hỏng.
- Dàn ngưng giải nhiệt gió nên đặt cách tường tối thiểu 300mm.
- Dàn ngưng giải nhiệt nước lắp đặt cần để 2 đầu cách tối thiểu trên 500mm.
- Cụm đặt máy, bơm nước giải nhiệt khi đặt máy ngoài trời phải thiết kế bao che hoặc làm mái che thật kín.
Lắp đặt tủ điện điều khiển cho kho lạnh
Hệ thống điện cần đảm bảo lắp đặt đúng kỹ thuật theo sự bố trí trong bản thiết kế nguyên lý điện. Chúng ta nên lựa chọn loại dây có kích cỡ, độ dài chuẩn xác nhất. Đối với tủ điện, địa điểm đặt phù hợp nhất là nơi khô thoáng, không thấm nước và thuận tiện cho việc đi lại cũng như vận hành của nhân viên trong kho.
Bên cạnh đó, tất cả dây điện lồng vào bên trong ống, sắp xếp cố định và ngay ngắn bằng việc sử dụng dây rút. Chú ý không để đường dây điện đi qua nguồn phát nhiệt cao. Nếu lắp đặt ngoài trời thì không để nước ngưng đọng trong ống. Ngoài ra chúng ta cũng cần đánh số vị trí dây và dây để tránh việc nhầm lẫn.
Hoàn thiện – chạy thử – kiểm tra nghiệm thu lắp đặt
Tiến hành lắp đặt hoàn thiện các thanh V nhôm vào các mối ghép ở cạnh góc trong và ngoài kho, cùng nắp bịt đầu khoá Camlock. Đồng thời lắp những phụ kiện như đồng hồ nhiệt độ, van cân bằng áp suất, chuông báo động, đèn kho lạnh, công tắc chuông… theo số lượng và vị trí trong bản vẽ thiết kế.
Đơn vị thi công kiểm tra lại toàn bộ các mối ghép trong kho. Bắn silicone giữa các khe và các mối nối của các chi tiết trong công trình. Sau khi đã hoàn thiện chúng ta vận hành thử để đánh giá khả năng hoạt động của toàn bộ hệ thống đông lạnh.
Lời kết
Hy vọng những thông tin mà bài viết chia sẻ có thể giúp các bạn nắm rõ quy trình thi công kho lạnh đúng tiêu chuẩn hiện nay. Tất cả các bước trong quy trình này đều đóng vai trò quan trọng. Do đó chúng ta cần thận trọng, tỉ mỉ và tuân thủ kỹ thuật để mang đến sự đồng bộ, ổn định cho hệ thống.
Hiện nay Công Ty TNHH Cơ Điện Lạnh Bắc Ninh là đơn vị đi đầu về lĩnh vực điện lạnh. Chúng tôi tự hào mang đến cho khách hàng những dịch vụ, lắp đặt, thiết kế, bảo dưỡng chuyên nghiệp nhất. Vì vậy khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ khách hàng hãy liên hệ với công ty để được hỗ trợ tận tình nhé.
Thông tin liên hệ:
Công Ty TNHH Cơ Điện Lạnh Bắc Ninh
- Địa chỉ: Số 3 khu phố Dương Lôi, Phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Điện Thoại : 0982837973
- Website: https://thietkekholanh.com/